Bạn sẽ run sợ khi nhớ lại mình đã uống rất nhiều
phin cà phê bẩn được tẩm ướp hoát chất, trộn Và nếu đó chỉ là đỗ tương, ngô
rang cháy pha hương liệu độc thì hẳn bạn sẽ run sợ lần nữa vì nguy cơ ung thư.
Trong các thành phần độn vào được nhắc đến nhiều nhất
là: Tinh cà phê, bột bắp rang cháy, đậu nành, ký ninh, phẩm màu công nghiệp, chất
tạo bọt, đường cyclamate… Tinh cà phê là hóa chất dạng lỏng, có giá 20.000 -
35.000 đồng cho 100ml, mỗi ly một giọt này là đủ. Ký ninh là một loại thuốc trị
sốt rét có vị rất đắng…
![]() |
Ký Ninh |
Theo Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Duy Thịnh - Viện
Công nghệ sinh học và Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) các chất phụ
gia thực phẩm từ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, không đảm bảo chất lượng. Nếu hàm lượng chất phụ gia này nhiều sẽ gây
ngộ độc cấp. Nếu hàm lượng ít, bạn sẽ không thấy biểu hiện gì ngay nhưng chất độc
sẽ tích tụ thành ngộ độc mạn tính ảnh hưởng tới gan, thận, thậm chí gây ung
thư.
Trước thực trạng cà phê bẩn tràn lan trên thị trường
ở mức báo động nguy hiểm. Chúng tôi hướng dẫn quý khách hàng cách nhận biết cà
phê sạch nguyên chất và cà phê có pha trộn bắp, bơ, đậu rang cháy, có tẩm các
chất phụ gia, hương liệu khác.
1 Phân biệt trước khi pha
- Khối lượng hoặc thể tích của bột cà phê sạch bao giờ
cũng lớn hơn bột cà phê tẩm ướp hóa chất. dựa và đặc tính này bạn có thể phân
biệt được ngay từ đầu dù chưa mở bao bì.
Click xem các sản phẩm dụng cụ pha chế cà phê Tại đây
Click xem các sản phẩm dụng cụ pha chế cà phê Tại đây
- Độ xốp của cà phê theo cảm quan bột cà phê nguyên chất
rất nhẹ có đợ tơi, xốp và rời. Bột chứa hạt ngũ cốc thường dính lại ít tơi hơn.
Với 2 bịch bột cà phê sạch và cà phê bẩn bạn có thể so sánh chúng khi cho vào nước
bột cà phê sạch nhẹ sẽ nổi trên mặt nước, con bột cà phê chứa chát độn, tẩm thì sẽ chìm xuống nhanh hơn
- Độ ẩm của cà phê: Bột cà phê thật ít ngậm nước nnên độ
ẩm của cà phê sau khi rang khá thập. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước
và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm, nên khi nhà
sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm
theo, đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi
xay ra bột.
- Màu của bột cà phê khi rang đến nhiệt độ thích hợp bột
cà phê có màu nâu đậm. hạt bắp, đậu để độn và cà phê thường có màu đen đậm. Mặt
khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục,
hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật. Nếu bạn nhìn thấy bột
trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là
tỷ lệ đậu nhiều. Bột có màu đen thui thể tích cũng nhỏ là có trộn nhiều bắp.
- Mùi cà phê bạn không khó để nhận ra được mùi thơm rất
dễ chịu hấp dẫn và đặc trưng của cà phê thật. Bắp và đậu rang có mùi hơi gắt, cùng
với hương liệu tẩm ướp tạo thành một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi
thơm nguyên thủy của cafe.
2 Phân biệt khi pha
- Khi châm nước sôi 1000 C vào phin chứa cà
phê nguyên chất bột cà phê lập tức nở phồng lên sủi bọt mạnh. Nếu khi cho nước
sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên trái lại còn bị ép xuống và bôc
mùi thơm thì chắc chắn trong phin này có rất ít cà phê và nhiều phụ gia, chất
trộn.
3 phân biệt sau khi pha
- Màu của nước cà phê Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ
cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất
trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng.
- Độ sánh của nước cà phê: Khi pha ly cà phê sạch có độ sánh không đáng kể . trái
lại ly cà phê có chứa bột đậu, bắp, hương liệu sẽ trở nên rất sánh.
- Mùi thơm và vị của ly cà phê : với ly cà phê sạch sẽ
có mùi hương dịu nhẹ rất đặc trưng rất quyến rũ và ly cà phê có vị đắng nhẹ lẫn
vị chua nhẹ nhàng rất tinh tế do các thành phần axid có trong cafe. Với ly cà
phê tẩm ướp vẫn có mùi của cà phê nhưng mang hương vị gay gắt, Vị đắng gắt của bột đậu rang cháy khét.
Có thể bạn quan tâm: Bán máy xay cà phê giá rẻ
Có thể bạn quan tâm: Bán máy xay cà phê giá rẻ
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.